Trong nhiều năm trở lại đây, người ta thường nhắc đến việc phân tích ADN trên cơ thể con người với mục đích xác định huyết thống (để tìm bố mẹ, anh chị em, truy tìm và phòng chống tội phạm… ). Nhưng những câu hỏi như phương pháp phân tích, giám định ADN như nào? Sử dụng mẫu tế bào nào để giám định? Tuy nhiên, xung quanh việc giám định ADN như: phương pháp giám định ADN như thế nào? Độ chính xác khi phân tích ADN như thế nào? Một số điều cần lưu ý khi phân tích ADN?… là những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, và việc của chúng ta đó là đi tìm lời giải đáp cho những câu hỏi nàu.
Phương pháp xét nghiệm ADN
Người ta phân tích ADN, so sánh các đoạn ADN đã được chiết tách ra từ những tế bào của cơ thể (máu, mô, chân tóc, tinh dịch,…) để xác định mối quan hệ huyết thống hoặc tìm tung tích của nạn nhân hay truy tìm thủ phạm.
Phân tích ADN bằng vật mẫu nào?
Khi đến xét nghiệm ADN tại thành phố HCM ở adnhuyetthong.com chúng tôi, bạn chỉ cần cung cấp các mẫu tế bào như mẫu máu, mẫu mô, xương, răng, cuống rốn, chân tóc, móng tay, tế bào bên niêm mạc miệng…
Các xét nghiệm trên những vật mẫu này đều mang đến độ chính xác như nhau bởi toàn bộ những tế bào của 1 cơ thể đều có cùng ADN.
Độ chính xác khi phân tích ADN
Phân tích ADN để xác định mối quan hệ huyết thống chính là phương pháp chính xác và hiệu quả nhất hiện nay. Nếu như những mẫu ADN của bố, mẹ, con nghi vấn khớp với nhau trong từng bộ gen thì quan hệ huyết thống chính xác lên đến 99.999% thậm chí là cao hơn.
Trường hợp hai mẫu ADN của cha, mẹ và con nghi vấn có 2 gen trở lên không khớp nhau, thì 100% người đó không phải có quan hệ huyết thống với đứa trẻ.
Trường hợp người cha nghi vấn là 2 anh em sinh đôi cùng trứng (bộ gen giống nhau hoàn toàn) thì kết quả khi phân tích, xét nghiệm ADN cũng sẽ không thể phân tích được ai là cha của đứa trẻ.
Một số vấn đề cần lưu ý khi tiến hành phân tích ADN
+ Đánh ký hiệu hay ghi tên để tránh bị nhầm lẫn mẫu AND khi xét nghiệm ADN tại thành phố HCM.
+ Cần phải bảo quản máu tươi bằng cách thấm vào gạc vô trùng, thẻ lấy máu rồi để khô tự nhiên hay để trong tủ lạnh trước khi gửi đi phân tích, giám định.
+ Những mẫu là dấu vật sinh học như: nước bọt, vết máu, tinh dịch, … thì sẽ phải phơi khô tự nhiên trước khi đưa đi bảo quản.
+ Tránh làm cho những mẫu máu bị nhiễm bẩn
+ Sử dụng găng vô trùng khi lấy mẫu để phân tích ADN.
+ Tránh nhiễm từ người khác.